Hiển thị tin chuyên mục

"Dị vật đường thở -Dị vị đường ăn" xử trí và phòng ngừa!
[ Cập nhật vào ngày (17/08/2020) ]


   Sinh hoạt chuyên đề “Xử trí và phòng ngừa dị vật đường ăn, dị vật đường thở”

Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ hướng dẫn cách xử trí khẩn cấp khi bị dị vật đường thở
Các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ hướng dẫn cách xử trí khẩn cấp khi bị dị vật đường thở

 

Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ vừa tổ chức buổi sinh hoạt chuyên đề về “Xử trí và phòng ngừa dị vật đường ăn, dị vật đường thở”. Buổi sinh hoạt nhằm cung cấp những thông tin cần thiết cho cho thân nhân người bệnh cũng như các bậc phụ huynh xoay quanh vấn đề nhận biết, nguy cơ hóc dị vật, biện pháp cấp cứu khẩn cấp và phòng ngừa những tai nạn này.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ hóc dị vật đường ăn hay đường thở là những tai nạn thường gặp trong sinh hoạt, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa đến tính mạng nếu chúng ta không biết cách xử trí đúng, kịp thời. 

 

bai di vat 2.JPG

BS.CKII Hồ Lê Hoài Nhân, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ tư vấn về những nguy cơ, cách nhận biết sớm mắc dị vật và vấn đề phòng ngừa tại buổi sinh hoạt


BS.CKI Võ Duy Tân, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ cho biết: Dị vật đường ăn rất đa dạng, nhiều loại, nhưng thường gặp nhất là xương, hạt trái cây và các dị vật lẫn trong thức ăn. Một số người do không nhai kỹ, không đủ răng nên khó lừa được xương, ăn vội, cười nói và không tập trung trong lúc ăn thường hay dễ bị hóc xương hoặc nuốt phải miếng thức ăn lớn chưa được nghiền nát. Dị vật, thức ăn có thể mắc kẹt lại nhiều nhất ở họng và những chỗ hẹp tự nhiên của thực quản.

Mới đây, Bệnh viện Tai Mũi Họng đã nội soi lấy dị vật là viên pin trong thực quản cho một trường hợp là bé trai 39 tháng tuổi, ở Cần Thơ. Theo các bác sĩ, đây cũng là trường hợp dị vật gây biến chứng rất nguy hiểm, viên pin tiết ra chất a-xít làm cháy, bỏng niêm mạc nơi mà nó kẹt lại, có thể gây thủng đường tiêu hóa. 

 

bai di vat 5.JPG

BS.CKI Võ Duy Tân, Bệnh viện Tai Mũi Họng TP Cần Thơ trình bày xử trí và phòng ngừa dị vật đường ăn


Để phòng tránh nguy cơ trẻ mắc dị vật, các bác sĩ khuyến cáo: không cho trẻ ăn thức ăn dễ hóc như hạt đậu phộng, hạt bí, hạt dưa, hướng dương…; không cho trẻ ngậm mút các vật nhỏ và đồ chơi. Để xa tầm với của trẻ nhỏ tất cả các vật dụng có thể gây nguy hiểm cho trẻ, nhất là những vật dụng nhỏ có thể gây dị vật đường ăn và đường thở; không ép trẻ ăn, uống khi đang khóc hoặc nô đùa.




Hương Giang




Thông báo


Tìm kiếm

Text/HTML

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI

Thư viện ảnh

thư viện VIDEO