nghiên cứu khoa học

NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH VIÊM TAI GIỮA THANH DỊCH Ở TRẺ MẪU GIÁO THÀNH PHỐ CẦN THƠ NĂM 2013 – 2014
[ Cập nhật vào ngày (17/08/2020) ]


Tóm tắt

- Mục tiêu: Xác định tỷ lệ và các yếu tố liên quan trong VTGTD ở trẻ mẫu giáo.

- Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Trẻ từ  3 - 6 tuổi tại các trường mẫu giáo thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ, nghiên cứu cắt ngang mô tả.

- Kết quả: tỉ lệ trẻ VTGTD chiếm 19,4%, nam (75%) nhiều hơn nữ (25%). Cao nhất là trẻ em 3 tuổi có 89/233 (38,2%). Nhóm trẻ VTGTD có 48/233 (20,8%) bú sữa mẹ hoàn toàn 4 tháng đầu sau sinh. Có 87/233 trường hợp (37,4%) đi nhà trẻ trước 36 tháng tuổi. Tiền sử VTG chiếm tỉ lệ 45,9% có ý nghĩa thống kê, tiền sử VHHT chiếm tỉ lệ cao tới 223/233 trường hợp (95,7%) với số lần ≤ 4 lần/ năm chiếm đến 75%, liên quan tư thế nằm ngủ nghiêng là 41,3%, trẻ bị VTGTD có người hút thuốc lá trong nhà là 126/233 trường hợp chiếm tỉ lệ 54% có ý nghĩa thống kê.

 

STUDY ON THE SITUATION OF OTITIS MEDIA WITH EFFUSION OF KINDERGARTEN CHILD AT CAN THO CITY 2013 – 2014

                                                                                                                Dương Hữu Nghị

Summary

- Objectives : Determine the rate and associated factors in otitis media effusion(OME) in kindergarten.

- Method : Children from 3-6 years old in kindergarten in the Can Tho city, cross-sectional descriptive study.

- Results : the rate of OME is 19,4%, boys (75%) more than girls (25%). The 3 years old children are the highest with 89/233 (38,2%). Full breastfeeding 4 months after birth of OME children are 48/233 (20,8%). There are 87/233 cases (37.4%) in daycare before the age of 36 months. The rate of OME history is 45,9%, with statistical significance, the history of upper respiratory infection is high rate 223/233 cases (95,7%), with lower than 4 times/year is 75%, related with tilt sleeping posture is 41,3%, have smokers in their houses  are 126/233 cases.

I. Đặt vấn đề

Viêm tai giữa thanh dịch (VTGTD) là một bệnh lý “im lặng” của tai giữa nên gây khó khăn cho việc chẩn đoán. Bệnh chủ yếu xảy ra ở trẻ em và là nguyên nhân thường gặp nhất làm giảm sức nghe của trẻ, ảnh hưởng đến sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức, làm thay đổi hành vi giao tiếp xã hội của trẻ[1] và có thể tiến triển đến các bệnh lý mạn tính ở tai giữa như túi co lõm màng nhĩ, xẹp nhĩ, viêm tai xơ dính, xơ nhĩ và viêm tai giữa mạn tính có cholesteatome. Vì vậy việc tìm hiểu nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh rất quan trọng để giúp chúng ta đề ra biện pháp và kế hoạch phòng bệnh có hiệu quả. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu mang tính dịch tễ về VTGTD còn rất ít. Riêng tại TP Cần Thơ nói riêng và các tỉnh ĐBSCL nói chung trong 20 năm trở lại đây chưa có nghiên cứu nào về bệnh này. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu “Nghiên cứu tình hình viêm tai giữa thanh dịch ở trẻ mẫu giáo thành phố Cần Thơ năm 2013 – 2014” với các mục tiêu như sau:

Mục tiêu cụ thể:

1. Xác định tỷ lệ VTGTD ở trẻ mẫu giáo.

 

(*): Trường Đại Học Y Dược Cần Thơ.

(**): Bệnh Viện Tai Mũi Họng Cần Thơ.

2. Xác định tỷ lệ các yếu tố liên quan trong VTGTD ở trẻ mẫu giáo.

II. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu

1.Đối tượng nghiên cứu

- Tiêu chuẩn chọn: Trẻ từ  3 - 6 tuổi tại các trường mẫu giáo thuộc địa bàn thành phố Cần Thơ.

- Tiêu  chuẩn loại trừ:

+ Bé mới chuyển đến địa bàn TP.Cần thơ trong khoảng thời gian < 3 tháng.

+ Bé đang được chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa.

+ Điếc bẩm sinh, hoặc điếc do các nguyên nhân thần kinh: viêm màng não, tai biến sản khoa, ngộ độc tai,…

+ Bệnh lý bẩm sinh gây rối loạn phát triển hàm mặt và chậm phát triển tâm thần, thể chất.

+ Không tiếp xúc trực tiếp và phỏng vấn được người trực tiếp chăm sóc trẻ.

2.Phương pháp nghiên cứu

2.1. Thiết kế nghiên cứu: cắt ngang mô tả.

2.2. Cỡ mẫu:  1196  trẻ.

2.3. Phương pháp chọn mẫu

Bốc thăm ngẫu nhiên chọn được 4 quận, huyện: Ninh Kiều, Bình Thủy, Phong Điền và Cờ Đỏ. Trong đó, quận Ninh Kiều bốc thăm ngẫu nhiên chọn được các trường mẫu giáo: Tây Đô,  có 454 trẻ, quận Bình Thủy có 250 trẻ, huyện Phong Điền có 250 trẻ và huyện Cờ Đỏ có 242 trẻ.

2.4. Phương pháp thu thập số liệu

- Bước 1: Chuẩn bị nhân lực, huấn luyện nhân lực về mục tiêu, nội dung và phương pháp nghiên cứu và chuẩn bị phương tiện nghiên cứu (đèn soi tai có bơm hơi, máy đo nhĩ lượng, phiếu thu thập số liệu, bảng thu thập số liệu).

- Bước 2:  Tiến hành thu thập thông tin:

+ Khám và đo nhĩ lượng trẻ để xác định tỉ lệ VTGTD. Địa điểm tại các trường mẫu giáo đã xác định trong phần phương pháp chọn mẫu.

+ Khám và đo nhĩ lượng trẻ.

- Chẩn đoán VTGTD: gồm đủ cả 2 tiêu chuẩn sau

 Khám tai bằng đèn soi tai quan sát thấy màng nhĩ mờ, dày, mất độ trong suốt, di động kém, có thể có mực nước hơi sau màng nhĩ.

‚ Nhĩ lượng đồ dạng có đỉnh tù hay hình đồi, đỉnh thấp, lệch âm hoặc nhĩ đồ có đầy đủ hình dạng trên.

+ Trong giai đoạn này, chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn theo bảng câu hỏi cho phụ huynh và cô giáo trực tiếp chăm sóc 1196 trẻ này

III. Kết quả nghiên cứu

1. Tỉ lệ viêm tai giữa thanh dịch

Bảng 3.1. Tỉ lệ viêm tai giữa thanh dịch

VTGTD

Số lượng (n)

Tỉ lệ (%)

233

19,4%

Không

963

80,6%

Tổng

1196

100%

Nhận xét: Tỉ lệ VTGTD có 233/1196 trường hợp chiếm tỉ lệ 19,4%.

2. Các yếu tố liên quan VTGTD

2.1. Tỉ lệ theo giới :

Bảng 3.2. Tỉ lệ giới tính trẻ VTGTD

                VTGTD

Giới

Không

Tổng số

Nam

626

175

801

Nữ

337

58

395

Tổng số

963

233

1196

Nhận xét: trẻ VTGTD gặp ở nam 75% nhiều hơn nữ 25%.

2.2. Tỉ lệ theo nhóm tuổi :

Biểu đồ 3.1. Tỉ lệ các nhóm tuổi trẻ VTGTD

Nhận xét: chiếm tỉ lệ cao nhất là trẻ em 3 tuổi có 89/233 (38,2%), thấp nhất là 6 tuổi có 33/233 (14,2%).

2.3. Tiền sử dinh dưỡng trong 4 tháng đầu sau sinh

Bảng 3.3. Tiền sử dinh dưỡng trẻ VTGTD

D dưỡng

VTGTD

Khác

Sữa mẹ

Tổng số

185

48

233

Không

867

96

963

Tổng số

1052

144

1196

                   (OR= 0,42)                                   P=0,22 (không có ý nghĩa thống kê)

Nhận xét: về dinh dưỡng trong 4 tháng đầu sau sinh, nhóm trẻ VTGTD có 48/233 (20,8%) bú sữa mẹ hoàn toàn, nhóm còn lại có 185/233 (79,2%) . Không có ý nghĩa thống kê giữa VTGTD và tiền sử dinh dưỡng với p>0.05

2.4. Tiền sử đi nhà trẻ

Bảng 3.4.Tỷ lệ tiền sử đi nhà trẻ

             Nhà trẻ

VTGTD

Không

Tổng số

87

146

233

Không

241

722

963

Tổng số

328

868

1196

                             OR= 1.8                       p= 0,28

Nhận xét : Về tiền sử đi nhà trẻ trước 36 tháng tuổi, những trẻ bị VTGTD chúng tôi ghi nhận có 87/233 trường hợp (37,4%) đi nhà trẻ.

2.5. Tiền sử viêm tai giữa

Bảng 3.5. Tiền sử viêm tai giữa

             VTG

VTGTD

Không

Tổng số

107

126

233

Không

48

915

963

Tổng số

155

1041

1196

                                OR = 16                   p = 0.0001 (Có ý nghĩa thống kê)

Nhận xét: trong số các trẻ bị VTGTD có 107/233 trẻ có tiền sử VTG chiếm tỉ lệ 45,9%. Có ý nghĩa thống kê giữa VTGTD và tiền sử viêm tai giữa với p < 0.05.

2.6. Tiền sử viêm hô hấp trên

Bảng 3.6. Tỷ lệ tiền sử viêm hô hấp trên

                VHHT

VTGTD

Không

Tổng số

223

10

233

Không

915

48

963

Tổng số

1138

58

1196

                                      OR = 1,21              p = 0,87

Nhận xét : trong số các trẻ bị VTGTD, tiền sử VHHT chiếm tỉ lệ cao tới 223/233 trường hợp (95,7%).

2.7. Tư thế nằm ngủ

Bảng 3.8. Tỉ lệ trẻ VTGTD với tư thế nằm ngủ

                     VTGTD

Tư thế nằm

Số lượng (n)

Tỷ lệ (%)

Nghiêng

96

41,3%

Ngữa

92

39,5%

Sấp

45

19,2%

Tổng số (N)

233

100%

Nhận xét : liên quan tư thế nằm ngủ, nằm nghiêng và ngữa chiếm đến 80,8%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê giữa VTGTD và số lần viêm hô hấp trên trong 1 năm (p>0,05).

2.8. Hút thuốc lá thụ động

Bảng 3.9. Tỷ lệ trẻ VTGTD hút thuốc thụ động

                            Hút thuốc

VTGTD

Không

Tổng số

126

107

233

Không

169

794

963

Tổng số

295

901

1196

Nhận xét : trẻ bị VTGTD có người hút thuốc trong nhà là 126/233 trường hợp chiếm tỉ lệ 54%. Sự khác biệt  có ý nghĩa thống kê (p< 0,05).

IV. Bàn luận

1. Tỉ lệ viêm tai giữa tiết dịch

Qua nghiên cứu chúng tôi phát hiện 233 trẻ có tình trạng VTG trên tổng số 1196 trẻ, chiếm tỷ lệ 19,4%. Tỷ lệ này cao hơn rất nhiều so với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoài An, Casselbrant,.. Sự khác biệt này là do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi tập trung chủ yếu ở các trẻ trong độ tuổi nhà trẻ - mẫu giáo, là độ tuổi có tỷ lệ VTG lớn nhất. Như vậy, chúng ta có thể thấy, nếu chúng ta không phát hiện và can thiệp sớm, việc giải quyết hậu quả của VTGTD sẽ mang đến cho xã hội một gánh năng lớn về cả tài chính lẫn nhân lực.

2. Các yếu tố liên quan VTGTD

2.1. Giới

Trong nghiên cứu của chúng tôi, nam chiếm 65%, nữ chiếm 35%. Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.Với OR = 0,4. Các nghiên cứu khác cũng cho thấy sự khác biệt về giới không ảnh hưởng đến tỷ lệ bệnh.

2.2. Nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ VTGTD giảm dần theo tuổi. Ở lứa tuổi này các bé thường chưa hình thành ngôn ngữ và giao tiếp tốt, nên việc chẩn đoán sớm dựa vào các triệu chứng cơ năng là rất khó. Hơn nữa, ở lứa tuổi này, việc hợp tác trong quá trình thăm khám cũng rất khó khăn, đòi hỏi người thầy thuốc phải có những kỹ năng và kinh nghiệm nhất định. Đây cũng chính là lý do khiến chúng tôi tập trung nghiên cứu vào lứa tuổi này.

2.3. Dinh dưỡng 4 tháng đầu sau sinh

Nhiều tác giả đã ghi nhận tình trạng dinh dưỡng 4 tháng đầu sau sinh như là một yếu tố liên quan đến VTGTD. Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, với OR = 0,42 và p = 0,22 cho thấy không có sự liên quan giữa tình trạng dinh dưỡng của trẻ ở 4 tháng đầu sau sinh với tỷ lệ VTGTD. Điều này cho thấy, tình trạng dinh dưỡng chủ yếu ảnh hưởng ngắn hạn lên sự phát triển của trẻ chứ không gây nên các tác động lâu dài trên khả năng đề kháng của đường hô hấp trên.

2.4. Tiền sử đi nhà trẻ

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử đi nhà trẻ trước 36 tháng tuổi cũng được ghi nhận như là một yếu tố liên quan. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu với OR = 1,8 và P = 0,28 cho thấy có sự liên quan giữa tiền sử đi nhà trẻ trước 36 tháng và tỷ lệ VTGTD.

2.5. Tiền sử VTG

Trong nghiên cứu của chúng tôi, tiền sử VTG cũng được ghi nhận như là một yếu tố liên quan. Kết quả nghiên cứu với OR = 16 và P = 0,0001 cho thấy có sự liên quan giữa tiền sử viêm tai giữa và tỷ lệ VTGTD.

2.6. Tiền sử viêm hô hấp trên

Tiền sử VHHT chiếm tỉ lệ cao tới 223/233 trường hợp (95,7%) vì nó ảnh hưởng đến cả vòi nhĩ và từ đó ảnh hưởng đến hòm nhĩ, nhưng ≥ 5 lần/ năm mới có ý nghĩa thống kê.

2.7. Tư thế nằm ngủ

Nằm nghiêng và nằm ngữa chiếm tỉ lệ cao đến 80,8%. Vì vòi nhĩ của trẻ em nằm hơi ngang, ngắn hơn nên 2 tư thế này rất dễ làm trào ngược dịch từ vòm mũi họng vào hòm nhĩ.

2.8. Hút thuốc lá thụ động

Trẻ bị VTGTD có người hút thuốc trong nhà là 126/233 trường hợp chiếm tỉ lệ 54%. Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).

V. Kết luận

1. Tỷ lệ viêm tai giữa tiết dịch: 19,7%.

2. Các yếu tố liên quan: tiền sử đi nhà trẻ trước 36 tháng tuổi, tiền sử viêm tai giữa, tiền sử viêm hô hấp trên ( ≥ 5 lần/ năm), trong nhà có người hút thuốc lá.




BV Tai Mũi Họng




Thông báo


Tìm kiếm

thư viện VIDEO

Thư viện ảnh

SƠ ĐỒ ĐƯỜNG ĐI